Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh chủ trì tại đầu cầu Tuyên Quang.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang.
Sau gần 35 năm triển khai, chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực, thu hút nhiều sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước. Việt Nam đã thể hiện sự cam kết thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo mọi người dân, bao gồm cả các nhóm nguy cơ cao, đều có thể tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách công bằng và bình đẳng. Chính phủ đã thông qua Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS, ban hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS và chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện nghiêm túc các biện pháp can thiệp.
Năm 2024, toàn quốc có gần 48 ngàn người tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế, có gần 70 ngàn người điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV PrEP. Toàn quốc có gần 183 ngàn bệnh nhân đang được điều trị ARV.
Tại Tuyên Quang, theo báo cáo của Sở Y tế, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 1997. Đến ngày 29-11-2024 có 1.766 người nhiễm HIV ở 7/7 huyện/thành phố; 124/138 xã, phường, thị trấn.
Chủ đề lựa chọn trong năm 2024 đã thể hiện cam kết giải quyết những bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế; phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế và tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận dịch vụ y tế một cách bình đẳng và không bị phân biệt đối xử. Điều này không chỉ phù hợp với định hướng của UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) mà còn là bước đi cần thiết để đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Theo Báo Tuyên Quang Online